SCHOOL OF ROCK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SCHOOL OF ROCK

Forum mới lập đang tích cực kiếm thành viên,Hiện forum đang có thêm diễn đàn Rock,ai ham mê rock xin mời vào
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4)

Go down 
Tác giảThông điệp
Gió Lào
Admin
Gió Lào


Tổng số bài gửi : 144
Join date : 09/04/2008
Age : 106
Đến từ : Địa Ngục

Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4) Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4)   Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4) Icon_minitimeMon Apr 21, 2008 9:21 am

Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4)

PHẦN 4 - VERSE 4 CỦA AMERICAN PIE Ngay ở câu đầu Mc Lean đã nhắc tới một ca khúc của Beatles: "Helter Skelter, in a summer swelter". Helter Skelter là một ca khúc nằm trong "White album" của The Beatles, còn "summer swelter" có lẽ là nhắc đến "Summer of Love", có đoạn "Long hot summer" của Watts.
Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4) Beatles-sullivan
(The Beatles khi đang diễn ở Ed Sullivan show ,một chương trình âm nhạc nổi tiếng nhất thời đó )

Hai câu tiếp "The byrds flew off with a fallout shelter, eight miles high and falling fast."
Đây là đoạn nói về The Byrds và siêu phẩm Eight Miles High
của họ, phải nói rằng đây là một tác phẩm kỳ diệu nhưng số phận của nó
lúc đầu thật hẩm hiu vì lyric của nó có nội dung thiên hướng khuyến
khích ma tuý, do cậy nó đã bị cấm phát hành trong một thời gian dài,
siêu phẩm của The Byrds vào năm 1966 này sau đó được thế giới đánh giá lại và coi nó là mọt trong những kiệt tác của nhạc rock n roll.

(The Byrds ,được coi là The Beatles của người Mỹ ...)

Điều
này cũng xảy ra tương tự với Eminem của thể loại nhạc Rap,
quanh anh luôn có hai xu hướng là chống đối và ủng hộ nhưng
rút cục thì những lời hát như những lời chửi rủa của anh
cũng được xem xét lại và suy cho cùng chúng cũng là những
dòng suy nghĩ mà ai cũng có thể có trong đầu, chỉ có điều
Eminem dám nói ra. Mới đây, Eminem có sản xuất một bộ phim mà
tên của nó cũng khiến người ta ngạc nhiên: "Eight Miles",
lấy tên con đường mà Eminem đã sống những năm tuổi thơ đến lúc
chưa thành danh, rất kỳ lạ là nó cũng hơi giống tên "Eight Miles High" có số phận gần giống với âm nhạc của Eminem.

(Eight Miles High ...)

Câu tiếp: "It landed foul in the grass",
foul ở đây có ý nói về một thành viên của The Byrds bị bắt
về tội mang theo cần sa trong người... nói chung The Byrds rất
có tai tiếng liên quan đến ma túy. Trong lyrics của họ ta còn
thấy họ còn khuyến khích sử dụng chất gây nghiện.
Câu tiếp: "The players tried for a forward pass". Rõ ràng đây là một phép ẩn dụ nói về bóng đá để nói về một điều khác, nhưng điều khác ở đây là gì, có thể đó là nói về The Rolling Stones, vì những thành viên của ban nhạc này (coi là the players) chỉ công khai ban nhạc với công chúng khi mà hiện tượng The Beatles đã bùng nổ. Chi tiết này hơi khó hiểu.Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4) Leute%20rolling%20stones
(Một góc nhìn khá hài hước của Rolling Stones...)
Chắc các bạn vẫn nhớ ở trên Mclean đã gọi Bob Dylan là The Jester ,ở câu tiếp theo : "With the jester in the sidelines in a cast " Câu này là do vào ngày 29 tháng 7 năm 1966 ,Bob Dylan bị tai nạn xe máy khi đang ngồi trên chiếc xe mô tô hiệu Triumph 55 trong lúc lái xe ở gần nhà mình ở Woodstock (New York)
...Chắc hẳn ai trong chúng ta biết rằng chính tại Woodstock này 3 năm
sau đó đã diễn ra đại nhạc hội Rock quy mô lớn nhất thế giới tại thời
điểm đó ,quy tụ hầu hết các nghệ sĩ và các ban nhạc có danh tiếng nhất
thời đó như Jimi Hendrix ,Rolling Stones ,The Who ,Carlos Santana , bộ ba Crosby ,Stills&Nash v.v...
Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4) D684522ew2v
(Crosby ,Stills&Nash ...bộ ba huyền thoại )
Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4) Thewho
(The
Who : nổi tiếng với các màn đập đàn và kiểu cách chơi trống rất đặc
biệt của Keith Moon .Từ trái qua phải là Roger Daltrey ,Pete Townsend
,John Enwistle ,Keith Moon .)
Ở đoạn sau "Now the half-time air was sweet perfume" .Đây có ý nói về một người nghiện ma tuý và coi ma tuý như một thứ nước hoa ngọt ngào ...sau đó là : "While sergeants played a marching tune" Mới nhìn ta đã thấy Sergeants ở đây được lấy từ bài "Sergeant Pepper''''s Lonely Hearts Club Band"
của The Beatles ,chắc ai thích Beatles đều biết đến ca khúc được thử
nghiệm kiểu thu thanh đan xen rất nhiều nhạc cụ này .Tình huống này ta
thấy Mc Lean so sánh nhạc RockNRoll thực sự thì như là những điệu nhảy
còn bài hát trên của The Beatles thì chỉ như đang diễu hành hay đi
duyệt binh mà thôi chứ chưa phải là một điệu nhảy thực sự ...Đó là một
điều mà qua đó ta cảm thấy Don Mclean đang thất vọng về thời thế sau khi Buddy Holly mất ,RockNRoll không còn vẻ tao nhã của nó nữa mà nó trở nên khô ráp ,mất tính vũ điệu trong âm nhạc .

Đoạn sau "Cause the player tried to take the field The marching band refused to yeild"
.Có lẽ đoạn này nói về sự thống trị của Beatles trong thế giới nhạc
RockNRoll khi đó ,công chúng không còn để ý tới những album có giá trị
tương tự của các nghệ sĩ khác nữa .

Cụ thể là vào năm 1966 ,cùng với sự ra đời của bài "Sergeant Pepper''''s Lonely Hearts Club Band" của Beatles thì The Beach Boys cũng phát hành album "Pet Sounds" ,đây là album kinh điển mà The Beach boys
cũng sử dụng các thí nghiệm âm thanh trên các loại nhạc cụ điện tử mới
sáng tạo (giống như trong Sgt.Pepper ) và thêm nữa là dùng một số kỹ
thuật thu thanh mới tiêu biểu là một nhạc cụ đặc biệt mà chỉ cần cho
tay vào khua là có thể làm thay đổi từ trường và sự biến đổi từ trường
đó chuyển thành những dao dộng âm thanh nghe thánh thót và rất lạ tai .

(The Beach Boys với cách ăn mặc và chiếc ván lướt đặc trưng..)

Nói tiếp về album "Pet sounds"
tại thời điểm đó ,mặc dù chất lượng không thua kém gì nhưng lại bán ra
được lượng đĩa rất ít tại thời điểm này do vì dấu ấn Beatles quá lớn
,công chúng đổ xô đi mua đĩa của The Beatles mà không để ý mấy đến The
Beach boys (vĩ đại không kém) .Tớ đánh giá The Beach boys khá cao vì sự
sáng tạo của họ trong nhạc RockNRoll ,cả trong cách chơi nhạc và sự
sáng tạo trong các nhạc cụ ....họ là ban nhạc tiên phong trong việc sử
dụng công nghệ vào âm nhạc một cách thanh thoát .Trong bảng xếp hạng
của tạp chí Mojo bình chọn thì The Beach Boys có tới 3 ca khúc được
chọn vào 100 ca khúc vĩ đại nhất lịch sử RockNRoll và trong đó siêu phẩm "Good Vibrations" đứng thứ 3 .

(Bìa album Pet sounds )

Đoạn kế tiếp là quay trở lại điệp khúc ,khúc ca nghẹn ngào về cái ngày
Buddy Holly qua đời lại được ngân lên ,trong tiếng nấc vì tiếc nuối của
công chúng thời Buddy Holly

(Richie Valens ...một trong 3 huyền thoại mất trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc )
Do you recall what was revealed
The day the music died
(refrain)
we started singing

(Buddy Holly và cây guitar thân thuộc của anh)
Về Đầu Trang Go down
http://giolao.glad.to
 
Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 3)
» Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 1)
» Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 2)
» Những Cái Nhất Của Classic Rock
» Classic Rock vs. Metal

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SCHOOL OF ROCK :: ROCK ' FAN :: Roch chuyên sâu :: Classic rock - R'n'R - Hard - Blues rock-
Chuyển đến