SCHOOL OF ROCK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SCHOOL OF ROCK

Forum mới lập đang tích cực kiếm thành viên,Hiện forum đang có thêm diễn đàn Rock,ai ham mê rock xin mời vào
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock

Go down 
Tác giảThông điệp
chiponline

chiponline


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 10/04/2008

Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock Empty
Bài gửiTiêu đề: Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock   Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock Icon_minitimeMon Apr 21, 2008 8:12 pm

Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock



thể nói giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1980 là giai đoạn thoái trào của
classic rock khi có quá nhiều trào lưu mới xuất hiện khiến nhạc rock
không còn thuần chất nữa. Hơn nữa từ năm 1975 khi Mỹ hoàn toàn rút quân
khỏi Việt Nam thì các cuộc đấu tranh phản chiến cũng tàn lụi theo. Nhạc
rock không còn ý nghĩa đấu tranh của nó như lúc đầu mà bắt đầu chạy đua
về mặt thương mại khiến giá trị mất đi ít nhiều.

Năm của những thay đổi lớn (1975 - 1976)

Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock Phattrien6a_sexpistols
Sex Pistols

Trước
tiên phải nói đến hard rock, cái nôi của mọi thể loại rock. Led
Zeppelin có vẻ vững chắc trong sự nghiệp của mình khi cho ra đời hãng
đĩa riêng mang tên Swan Song và album đôi tuyệt vời "Kashmir". Đến năm
1975, Led Zeppelin vẫn đứng đầu trong thế giới hard rock mà không có
địch thủ. Tuy nhiên từ năm 1976 trở đi, nhóm nhạc huyền thoại này phải
hứng chịu mọi rủi ro trên đời và cuối cùng là kết cục không tránh khỏi
là sự rã nhóm sau cái chết của John Boham. Black Sabbath không thành
công lắm trong năm 1975 với "Sabotage" cùng những mâu thuẫn thường trực
giữa Ozzy Osbourne và Tommy Iommy. Tuy nhiên, nhóm vẫn làm việc đến
cuối thập niên 70 trước khi Ozzy bị sa thải.. Deep Purple không được
may mắn bằng các đồng nghiệp khi trụ cột Blackmore rời nhóm để lập nên
Rainbow. Việc dùng Tony Bolin vào thay thế vị trí guitar lead là một
sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của Deep Purple. Nhóm mất gần hết số
lượng fan hâm mộ cũ và các buổi diễn của nhóm thường không thực hiện
được do Tony và Glenn Hughes lún sâu vào ma tuý.


Các nhóm mới như Aerosmith, Judas Priest, Blue Oyster Cult và Thin
Lizzy mặc dù chưa thật sự rực sáng nhưng đã bắt đầu chứng tỏ được tài
năng của mình và khả năng thay thế các tài năng cũ trong thập niên 80.
Dù mới ra đời được vài năm nhưng Queen đã chứng tỏ được mình là một
siêu sao của mọi thời đại khi tung ra concept album tuyệt hay "A Night
at the Opera" mà điểm nhấn của album là ca khúc hoa mỹ nhất của mọi
thời đại, Bohemian Rhapsody. Ca khúc này đứng đầu bản xếp
hạng suốt 9 tuần lễ mùa Giáng Sinh năm 1975, vượt qua kỉ lục đứng đầu
bản xếp hạng năm 1957 của Paul Anka với bài Diana quen thuộc.
Sẵn đà làm tới, Queen tiếp tục tung ra album "A Day at the Race" năm
1976 nhưng thành công của album này không bằng "A Night at the Opera".


Đến năm 1975, thị trường âm nhạc không còn là độc tôn của Anh và Mỹ như
lúc đầu khi có khá nhiều ban nhạc nước ngoài bắt đầu xâm nhập và có chỗ
đứng trên bản xếp hạng Anh-Mỹ mà nổi nhất là bộ tứ ABBA đến từ Thụy
Điển. Nối tiếp ABBA là Scorpions (Đức), Boney M và Bob Marley
(Jamaica)…Điều này chúng tỏ rằng, rock and roll không chỉ là của riêng
ai.

Trong giai đoạn
1975-1976 có hai trào lưu mới xuất hiện, hoàn toàn đối lập nhau và cạnh
tranh khá gay gắt đó là punk rock và disco. Có lẽ quá chán ngán với
những mái tóc dài cố hữu của các rocker và sự loè loẹt quá đáng của
glam rock mà các chú choai choai hận đời Sex Pistols đã tạo ra punk với
cái đầu cất ngắn xơ xác, đồ jean rách và lối chơi nhạc cáu kỉnh, giận
dữ. Đối vơi nhạc punk, cấu trúc 12 bar của nhạc blues với những cú solo
guitar mùi mẫn là đồ bỏ. Tất cả nhường chỗ cho sự bất mãn điên cuồng và
tốc độ là tất cả. Với tốc độ chơi 17 bài trong vòng nửa tiếng, nhóm
punk The Ramones được xem là những người tiên phong của thể loai rock
tên lửa.

Đối lập với
punk là disco, thể loai nhạc bắt nguồn từ nguồn gốc nhạc soul của dân
da den ở các thành phố phía Bắc nước Mỹ như New York, nơi các hộp đêm
mọc nhiều như nấm. Trước năm 1975, dân da trắng không chú ý lắm đến
disco vì đó là thể loại của dân da đen. Đến khi anh em nhà Bee Gees từ
bỏ thể loại psychedelic và orchestral ballad để chuyển sang và đạt
thành công rực rỡ với disco thì người ta mới chú ý đến nó. Thật ra, Bee
Gees không phải là nhóm nhạc da trắng dầu tiên chơi nhạc disco. Từ đầu
thập niên 70, disco đã được biết đến với cái tên là funky-soul (funky =
tân thời theo tiếng lóng của dân da đen). Như vậy, funky-soul có nghĩa
là loại nhạc soul tân thời với nhịp nhanh và sôi nổi đối lập với nhạc
soul kiểu cũ của James Brown, Ray Charles hay Joe Cocker (soul nhà
thờ). Nhóm nhạc funky-soul người da trắng đầu tiên có lẽ là nhóm
Delanney and Bonnie vào cuối thập niên 60 với sự tham gia của George
Harrison. Điểm đặc trưng của thể loại này là nhịp trống bass nện đều
đều khá đơn điệu. Tiếng guitar "wah-wah" của thời psychedelic trở nên
đắc dụng và nổi nhất là tiếng bass khá linh hoạt. Nhạc disco không cần
kĩ thuật siêu đẳng của những tay guitar thần sầu như các thể loại rock
khác mà chỉ cần nhịp điệu lôi cuốn đôi chân của người nghe để họ nhảy
theo. Khác với dân punk, dân disco khá chăm chút về quần áo mặc dù họ
vẫn tôn thờ chủ nghĩa hippie của thập niên 60.


Tuy ra đời cùng lúc nhưng punk không đạt được thành công tức thời như
disco mà phải đợi đến thập niên 80 mới bắt đầu thực sự nổi bật. Riêng
disco từ năm 1975 trở đi bắt đầu trở thành một trào lưu lớn mạnh, vượt
cả hard rock và heavy metal, đến đầu thập niên 80 mới thoái trào.

Anh em nhà Gibb thống trị thế giới (1977 - 1979)

Nhạc
disco từ những năm giữa thập niên 70 bắt đầu lớn mạnh hơn cả giá trị
thực tiễn của nó. Cả thế giới bị cuốn vào niềm đam mê nhảy nhót một
cách không cưỡng lại được mà đỉnh cao là sự thành công của bộ phim
“Saturday Night Fever" năm 1977 với soundtrack của nhóm Bee Gees, một
cựu binh từ thời British Invasion của thập niên 60.

Nhạc disco mang lại vinh quang cho Bee Gees nhưng cũng đẩy họ xuống vực
thẳm vì lỡ mang tiếng là một ban nhạc disco. Đến bây giờ vẫn còn nhiều
nguời có nhận xét không đúng đắn về Bee Gees vì nhạc disco. Thực sự,
đóng góp của họ cho nhạc rock thế giới rất lớn, có thể nói là ngang tầm
với The Beatles hoặc Queen chứ không gói gọn trong chữ disco. Ngay cả
những rocker thứ thiệt như Brian May, Ozzy Osbourne, Pete Towshend và
Alice Cooper đều công nhận mình là fan của Bee Gees.

Thật ra anh em nhà Gibb (Barry, Robin và Maurice) đã từng rất thành
công ở đầu thập niên 60 tại Úc với phong cách rock and roll kiểu The
Beatles cũ. Đến năm 1967, họ trở về quê hương Anh Quốc để thử sức với
làng nhạc rock thế giới vì Australia quá nhỏ bé với nhóm. Được Robert
Stigwood, cộng sự của Brian Epstein đứng ra đỡ đầu, Bee Gees đạt được
thành công gần như tức khắc do tài năng viết nhạc và lối hát bè độc
đáo. Mặc dù giai đoạn từ năm 1967 đến 1970 là thời đại của acid rock
quá khích nhưng anh em Bee Gees vẫn có một vị trí đứng rất vững vàng
trên trường quốc tế do biết dung hoà giữa nhạc hoà tấu và chất
psychedelic. Công bằng mà nói, chất giọng của họ không thành công trong
thể loại rock and roll hay hard rock như các nhóm nhạc cùng thời và nếu
như họ đinh hướng theo kiểu Led Zeppelin hay The Who thì chắc chắn, Bee
Gees sẽ chết non chết yểu. Thành công của nhóm chủ yếu dựa vào sự “biết
mình biết ta” để tạo ra phong cách riêng của mình. Thập niên 60 kết
thúc với sự lên ngôi của glam rock.

Cường điệu của những năm đầu 1970 và những bất đòng cá nhân do cám dỗ
của ma tuý đã đẩy anh em nhà Gibb đến chỗ tan rã tạm thời. Đến khi tái
hợp lại thì chẳng ai còn nhớ đến Bee Gees nữa vì những bản ballad dịu
êm không còn hợp thời. Một loạt album thất bại đã đẩy anh em nhà Gibb
đến chỗ phải đi trình diễn ở các quán bar rẻ tiền. Năm 1974, nhóm may
mắn gặp lại người bạn cũ là thượng đế guitar Eric Clapton cũng đang
trên đường tìm lại ánh hào quang đã mất. Clapton khuyên nhóm rời bỏ Anh
Quốc để bắt đầu lại ở Mỹ và lời khuyên đó không chỉ thay đổi cuộc đời
của nhóm Bee Gees mà còn thay đổi cả cục diện âm nhạc thế giới.

Tại Miami, Florida, nhóm Bee Gees hợp tác với Arif Mardin, nhà sản xuất
gốc Thổ Nhĩ Kì, một bậc thầy về nhạc soul và blues. Dưới sự hướng dẫn
của Mardin, anh em Bee Gees dần dần thay thế những bản ballad đậm chất
Ăng-lê để tiếp nhận nhịp điệu funky-soul của Mỹ. Cũng nhờ Arif Mardin
mà giọng mái đặc trưng của anh em nhà Gibb mới được phát hiện và từ đó
trở thành nhãn hiệu cầu chứng của nhóm. Hai album "Main Course" (1975)
và "Children of the World" (1976) đậm chất soul đạt danh hiệu bạch kim
mang lại cho nhóm danh tiếng đã mất. Tuy nhiên do vắng bóng quá lâu
trên thị trường âm nhạc nên nhiều người còn lầm tưởng Bee Gees là một
nhóm nhạc soul da đen của Motown vì không ai có thể ngờ được nhóm Bee
Gees ngày nào lại thay đổi nhanh như thế.

Năm 1977, Robert Stigwood đứng ra sản xuất một bộ phim truyền hình với
ngân sách thấp mang tên "Saturday Night Fever" nói về cuộc sống ở các
hộp đêm New York, nơi phong trào disco đang bắt đầu hình thành. Cốt
chuyện khá đơn giản kể về một anh thợ sơn nghèo (John Travolta) luôn mơ
ước có một đôi giày thật đẹp dể nhảy disco cho bảnh mà không được, đã
đoạt được danh hiệu disco king của New York. Stigwood nhờ nhóm Bee Gees
viết nhạc nền cho bộ phim này. Mặc dù chưa biết gì về bộ phim nhưng các
ca khúc mà Bee Gees viết lại phù hợp với nội dung phim một cách kì lạ,
khiến cho bộ phim như được chắp cánh. Từ một bộ phim truyền hình tầm
thường, "Saturday Night Fever" trở thành một hiện tượng văn hoá lan
khắp thế giới với album soundtrack bán được 40 triệu đĩa trên khắp thế
giới và 6 ca khúc do nhóm sáng tác lập tức nối tiếp nhau đứng nhất bảng
xếp hạng trong suốt năm 1977. Cơn sốt Bee Gees mania lan rộng khắp thế
giới như cơn sốt The Beatles mania của thập niên 60. Nhóm được báo chí
ca ngợi bằng tất cả các mỹ từ có thể, nào là "The Beatles của thập niên
70", nào là “Bàn tay của Midas” (có thể biến tất cả thành vàng). Chính
Maurice Gibb cũng từng huênh hoang khi tự khẳng đinh: "We are not on
the chart! We are the chart!". Album "Saturday Night Fever" đã mang đến
cho nhóm 6 giải Grammy năm đó.



Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock Phattrien6a_gibbs
Anh em nhà Gibb thời hoàng kim: Barry, Robin, Maurice và Andy

Năm 1978 lại là một
năm không may mắn của anh em nhà Gibb mặc dù cậu em út Andy được sự dẫn
dắt của các anh đã trở thành hiện tượng năm với 3 ca khúc đầu bảng xếp
hạng. Lợi dụng sự nổi tiếng của nhóm, Robert Stigwood và George Martin
đã có tham vọng dựng thành phim album nổi tiếng "Sgt Pepper" năm 1967
của The Beatles để Bee Gees và một số nhóm nhạc đang nổi lúc bây giờ
đóng. Mặc dù có sự góp mặt khá hùng hậu của nhiều tay máu mặt trong
làng âm nhạc như Peter Frampton, Aerosmith, Alice Cooper, Billy
Preston, Earth, Wind & Fire...nhưng bộ phim bị các nhà phê bình chê
thậm tệ vì kịch bản nhảm nhí và các rocker diễn xuất rất tệ. Không
rocker nào thuộc nổi lời thoại để rồi cuối cùng phải để lời thoại cho
nhân vật dẫn chuyện nói hết. Đến khi bộ phim trình chiếu, mọi nguời mới
rút ra được kinh nghiệm xương máu: những gì của The Beatles để lại là
bất tử, đừng có tài lanh mà xào nấu lại là ôm hận. Tuy nhiên, bộ phim
vẫn lôi kéo được người xem đến rạp không phải vì giá trị của nó mà là
do thị hiếu tò mò muốn xem tại sao nó bị chê như thế.

Mặc dù thất bại trên lĩnh vực điện ảnh nhưng đối với âm nhạc, Bee Gees
vẫn là người chiến thắng với album xuất sắc "Spirits Having Flown" năm
1979 với 20 triệu bản bán ra trên khắp thế giới. Chuyến lưu diễn
"Spirits" trong cùng năm đã phá được kỉ lục về số vé bán ra của Led
Zeppelin năm 1971. Đến cuối năm 1979, Bee Gees vẫn là “No. 1” khi tên
tuổi của họ được dùng làm tiêu đề quảng bá cho chương trình ca nhạc từ
thiện gây quĩ cho Unicef với sự góp mặt của ABBA, Andy Gibb, Olivia
Newton John và nhóm Earth, Wind & Fire. Nhưng họ đâu biết rằng,
điều tệ hại nhất đang chờ đợi mình...



Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock Phattrien6a_beegees
Nhóm Bee Gees trong tour diễn "Spirits" năm 1979 với John Travolta, diễn viên chính trong "Saturday Night Fever"
Về Đầu Trang Go down
chiponline

chiponline


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 10/04/2008

Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock   Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock Icon_minitimeMon Apr 21, 2008 8:12 pm

Các hard rocker giờ nơi đâu ?

Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock Phattrien6b_keithmoon
Tay trống nhóm The Who, Keith Moon

Câu
hỏi được đặt ra khi disco làm chủ thị trường âm nhạc từ năm 1977 đến
năm 1979 thì các nhóm hard rock biến đâu mất để disco lên ngôi như thế
? Có thể nói trong khoảng thời gian đó, hard rock chết theo cả nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng.

Trước
tiên là cái chết của “ông vua rock and roll” Elvis Presley ngày
16/8/1977. Mặc dù đến thập niên 70 thì Elvis chỉ còn là cái bóng mờ
nhạt của chính mình khi anh không còn đóng góp gì quan trọng cho âm
nhạc nữa nhưng cái chết của anh vẫn là một cú sốc lớn đối với thế giới
nhạc rock vì trong lòng mọi người, Elvis luôn là “King of Rock and
Roll”. Khoảng một tháng sau đến luợt Marc Bolan, tay thủ lĩnh của nhóm
glam rock Anh T-Rex tử nạn trong một tai nạn xe hơi khi anh giao tay
lái cho vợ mình (lúc đó đang say ma tuý) giữ.

Tai
nạn thảm khốc thực sự cho nhạc rock năm 1977 xảy ra ngày 20/10/1977 khi
chiếc phi cơ chở toàn bộ ban nhạc Lynyrd Skynyrd trên đường đến Baton
Rouge, Louisiana đã đâm xuống một cánh rừng gần sông Missisippi làm ca
sĩ Ronnie Van Zant, guitarist Steve Gaines, nhân viên hậu trường Dean
Kirkpatrick và ca sĩ hát bè Cassie Gaines thiệt mạng. Trớ trêu thay,
đây là thời gian thành công nhất của ban nhạc và album cuối cùng nhóm
phát hành trước khi xảy ra tai nạn lại có tên là “Street Survivors”.
Được thành lập từ năm 1965, Lynyrd Skynyrd là một ban nhạc Mỹ khá được
ưa chuộng khi nguời Anh xâm chiếm thị trường âm nhạc Hoa Kì. Điểm đặc
biệt của nhóm là có đến 3 tay guitar lead, một điều mà hiếm có ban nhạc
nào có.

Một cái chết
cũng đem lại nhiều thương tiếc cho nhạc rock là cái chết của tay trống
Keith Moon của nhóm nhạc lừng danh The Who ngày 7/9/1978 do dùng ma tuý
quá liều. Về mặt tài năng, Keith Moon luôn được đánh giá là một trong
những tay trống thiên tài trong nhạc rock nhưng về cuộc sống cá nhân
thì Moon lại là một gã hoang đàng theo đúng tiêu chuẩn của "rock and
roll lifestyle". Nhóm The Who đã từng bị tập đoàn khách sạn Holiday
Inns cấm cửa trên khắp thế giới do phá hoại tài sản trong phòng lên đến
hàng nghìn bảng Anh. Sau cái chết của Moon, The Who thay Kenneth Jones
vào vị trí trống của nhóm và tiếp tục lưu diễn. Rủi thay cho nhóm khi
ngày 3/12/1979, 11 fan của nhóm bị dẫm chết do chen lấn nhau tại buổi
diễn của The Who tại Cincinatti. Tai nạn đó làm The Who gần rã đám do
suy sụp tinh thần.

Deep
Purple thì từ khi Ritchie Blackmore ra đi cũng mất dần phương hướng. Sự
thay thế của Tony Bolin chẳng những không đủ sức vực dậy tiếng tăm của
nhóm mà còn đẩy nhóm nhạc huyền thoại này đến chỗ tan rã, Bolin thì
thiệt mạng do ma tuý. Ca sĩ của nhóm lúc này la David Coverdale sau đó
hai năm lập nên nhóm Whitesnake, một trong những nhóm heavy metal hay
nhất của thập niên 80 dù Whitesnake không thể so sánh được với Deep
Purple thời 1970.

Black
Sabbath tuy chưa rã đám nhưng cũng không tránh khỏi kết cục đó vì sau
khi phát hành album cuối cùng "Never Say Die" với nhóm thì Ozzy đã mất
hết tinh thần và chìm đắm trong ma tuý. Ozzy bị Tommy Iommy sa thải vào
năm 1979 để thay thế bằng ca sĩ của Rainbow là Dio. Tuy nhiên đối với
người hâm mộ, Black Sabbath gắn liền với tên tuổi của Ozzy Osbourne nên
khi không còn Ozzy, Black Sabbath mất đi sức hấp dẫn của nó.

Con
khủng long lớn mạnh nhất của dòng hard rock Led Zeppelin cũng gặp phải
vận hạn lớn khi một loạt điềm rủi đeo đuổi theo nhóm từ năm 1976 trở
đi. Đầu tiên là Robert Plant bị tai nạn xe hơi khi đi nghỉ mát ở Hy Lạp
làm cho nhóm phải ngừng lưu diễn một thời gian. Sau đó là tay trống
Boham và ông bầu Peter Grant bị bắt giữ do tình nghi chống lại cảnh sát
đang thi hành công vụ và tàng trữ ma tuý. Tệ hại nhất là Robert Plant,
gần như suy sụp hoàn toàn khi con trai anh là Karac chết do bệnh khi
mới 7 tuổi. Năm 1978, Led Zeppelin bay đến Thuỵ Điển để làm album cuối
cùng "In Through an Outdoor" tại phòng thu của nhóm ABBA. Đây là album
tệ hại nhất trong sự nghiệp của nhóm. Năm 1979, nhóm xuất hiện lần cuối
cùng với đầy đủ thành viên tại liên hoan âm nhạc Knebworth (Anh) trong
khi nhóm đã hết đi lưu diễn ở Mỹ từ năm 1977.

Sự thoái trào của nhạc disco

Nhạc
disco, do tính thời trang và thương mại của nó, đã không thực sự trụ
vững. Tuy nhiên, dòng nhạc này cũng đã ngự trị khắp thị trường âm nhạc
khắp nơi trong suốt nửa sau thập kỉ 70. Đã có lúc disco có sức mạnh để
làm cho các rocker kì cựu như Rolling Stones, Queen, Rod Stewart và The
Who chuyển hướng chơi disco. Các rocker khác thì khinh disco ra mặt vì
cho đó là loại nhạc rẻ tiền. Sau khi xưng hùng xưng bá được vài năm thì
nhạc disco bị tẩy chay một cách kịch liệt. Ngày 23/3/1979, trong giờ
giải lao giữa một trận đấu bóng chày ở sân vận động Chicago, khán giả
đã trương khẩu hiệu "DISCO SUCKS!!!" và tràn vào sân vận động để đem
đĩa nhạc disco ra đốt và đập bỏ. Tại sao nhạc disco lại bị đối xử tệ
bạc như vậy?

Thứ nhất là sự
vô vị và chạy theo thị trường của nó. Sau thành công của bộ phim
“Saturday Night Fever” năm 1977, các nhóm disco mọc lên như nấm. Có thể
kể đến: Donna Summers, KC & the Sunshine Band, Le Freak, Chic, The
Village People...Tuy nhiều về số lượng nhưng chất lượng thì chẳng có,
quanh đi quẩn lại chỉ có nhịp trống nện thình thịch đều đều và những
câu hát lập đi lập lại. Cũng giống như các nhóm teen pop thời hiện đại,
các nhóm disco lập lại chính mình và chỉ dừng lại đơn thuần ở mức độ
giải trí nên việc bị đào thải là chuyện tất yếu.


do thứ hai dẫn đến sự thoái trào này là sự phân biệt chủng tộc. Nhạc
disco vốn là sản phẩm của người da đen nhưng trong mắt của dân da trắng
thì nhạc disco minh hoạ cho nếp sống đồi truỵ của bọn "nigger" hạ cấp.
Các nhóm da trắng chạy theo disco thì càng đáng bắn bỏ không thương
tiếc nữa. Bởi thế, khi phong trào anti-disco bùng nổ thì các nhóm nhạc
da trắng là nạn nhân đầu tiên.


do thứ ba, có lẽ là chính đáng nhất, đó là các hộp đêm disco dần dần
trở thành nơi lui tới của dân gay ở các thành phố lớn như New York,
Chicago...Lối để râu kiểu Freddie Mercury trong thập niên 80 chính là
lối để râu của dân gay trong trào lưu disco. Thậm chí có những ban nhạc
như The Village People là dân gay chính hiệu, chỉ trình diễn trong
những câu lạc bộ dân đồng tính (nhóm luôn hoá trang thành 5 mẫu người
được xem là nam tính nhất theo tiêu chuẩn của Mỹ: cowboy, thợ điện,
thuỷ thủ, người da đỏ và dân mô tô).


do cuối cùng đó là sự thay đổi về thị hiếu âm nhạc. Nhạc punk, kẻ thù
không đội trời chung với disco, tam thời chịu lép vế trong những năm
cuối thập niên 70 để rồi chiếm lĩnh thị trường thập niên 80 và lẽ dĩ
nhiên, disco phải nhường đường cho ông bạn khó ưa này.

Trăm dâu đổ đầu tằm

Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock Phattrien6b_abba
ABBA


lẽ hai nhóm nhạc chịu nhiều oan ức nhất trong vụ tầy chay nhạc disco
này là Bee Gees và ABBA vì họ bị qui tội là khởi đầu cho phong trào
nhạc disco.

Anh em nhà Bee
Gees là nạn nhân đầu tiên của phong trào anti-disco này. Các danh hiệu
"vua disco trắng" lúc trước các fan hâm mộ ban tặng bây giờ mang hàm ý
mỉa mai châm biếm. Các đài truyền hình năm 1970 còn có chương trình
"Bee Gees Free Weekend" để bêu xấu nhóm với nhóm nhạc giả danh The Hee
Bee Gee Bees. Thậm chí ca khúc của nhóm The Hee Bee Gee Bees mang tên
"Meaningless Songs in Very High Voice" với ngụ ý chế nhạo nhóm Bee Gees
đã leo lên top trong một thời gian ngắn. Người ta quên hết những đóng
góp của anh em nhà Gibb cho âm nhạc từ thời 1960 và tài năng thật sự
của họ mà chỉ chụp cho họ cái mũ disco rồi tẩy chay một cách không
thương tiếc. Album "Living Eyes" năm 1981 mang đậm phong cách rock
không cứu nổi danh tiếng của nhóm khi phong trào đấu tố nhạc disco vẫn
còn quá mạnh. Trong suốt thâp niên 80, nhóm Bee Gees rút vào hoạt động
trong bóng tối. Tuy nhiên, họ vẫn chứng minh cho thế giới thấy rằng họ
là một nhóm nhạc có tài khi các album do nhóm sáng tác cho Babra
Streisand, Diana Ross, Kenny Rogers và Dionne Warwick với nhiều thể
loại từ country đến blues, soul và pop đều đứng nhất bảng xếp hạng
trong suốt thập niên 80. Chỉ đến thập niên 90, người ta mới nhận xét
một cách đúng đắn về tài năng của nhóm Bee Gees và đặt họ ngang hàng
với các nhóm nhạc huyền thoại khác.

Nạn
nhân thứ hai không ai khác hơn là nhóm nhạc pop huyền thoại ABBA. Phong
trào anti-disco cộng với những bất đồng trong quan hệ cá nhân đã làm
cho nhóm nhạc Thuỵ Điển này tan rã vào đầu thập niên 80 sau khi để lại
ca khúc Happy New Year đầy hoài niệm ngậm ngùi. Sau này nguời ta cho
rằng Ace of Base hoặc gần hơn là Steps là một ABBA thứ hai nhưng nhận
định này có vẻ quá khập khiễng vì những nhóm kể trên ngoài việc cùng
quê với ABBA ra thì tài năng thua xa ABBA về mọi mặt. Nhạc của họ quá
đơn điệu và không có sự sáng tạo.
Về Đầu Trang Go down
 
Phần 6: Năm năm cuối cùng của thời kì classic rock
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phần 7: Năm cuối cùng của classic rock
» Năm của rock (1967)
» Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 4)
» Một Trăm Album Kinh Điển Của Classic Rock
» Những Cái Nhất Của Classic Rock

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SCHOOL OF ROCK :: ROCK ' FAN :: Roch chuyên sâu :: Classic rock - R'n'R - Hard - Blues rock-
Chuyển đến