SCHOOL OF ROCK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SCHOOL OF ROCK

Forum mới lập đang tích cực kiếm thành viên,Hiện forum đang có thêm diễn đàn Rock,ai ham mê rock xin mời vào
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Windows có gì, Linux có nấy (Phần 2)

Go down 
Tác giảThông điệp
Gió Lào
Admin
Gió Lào


Tổng số bài gửi : 144
Join date : 09/04/2008
Age : 106
Đến từ : Địa Ngục

Windows có gì, Linux có nấy (Phần 2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Windows có gì, Linux có nấy (Phần 2)   Windows có gì, Linux có nấy (Phần 2) Icon_minitimeTue Apr 22, 2008 7:58 am

Windows có gì, Linux có nấy (Phần 2) Linux_vs_microsoft
Trong phần 1 của bài viết
về các ứng dụng Linux thay thế Windows, TTCN đã có dịp giới thiệu tới
bạn đọc 5 công cụ thuộc lĩnh vực văn phòng. Ở phần 2, TTCN xin tiếp tục
đề cập đến các công cụ Linux thuộc các khía cạnh như giải trí, Internet
và những loại khác với mong muốn mang lại cái nhìn tổng quát cho những
ai muốn chia tay Windows để bắt tay Linux.
Các ứng dụng Web/Internet

Konqueror: trình duyệt sẵn có

Nếu
bạn đã từng sử dụng Firefox hay Opera thì việc chuyển qua sử dụng Linux
sẽ không mấy ảnh hưởng đến thói quen lướt web của bạn. Cả hai trình
duyệt này đều có sẵn trong các phiên bản hệ điều hành Linux tuy nhiên
nếu bạn không cần quá nhiều các tính năng phức tạp mà nhu cầu chỉ là
lướt web thuần túy thì hãy nghĩ đến Konqueror.Konqueror
kiêm hai vai trò vừa là chương trình quản lý tập tin vừa là trình
duyệt, đặc điểm này khá giống với Explorer của Windows. Nhờ vậy bạn có
thể lập tức chuyển từ việc duyệt thư mục sang xem tin tức trực tuyến mà
không cần phải khởi động bấy kỳ chương trình nào khác. Konqueror chạy
trên cả hai môi trường làm việc và KDE và Gnome nhưng tốc độ khởi động
lần đầu tiên hơi chậm.Bạn nghiện "chat"? Hãy thử Pidgin hay Kopete

Yahoo Messenger hay AIM chỉ cho phép trò chuyện trong một mạng tán gẫu duy nhất nhưng với Pidgin
(thường được biết đến với tên gọi Gaim) bạn đồng thời có thể tham gia
vào nhiều mạng IM khác nhau bao gồm AIM, Google Talk, ICQ, MSN
Messenger, và Yahoo Messenger.Windows có gì, Linux có nấy (Phần 2) 143396-linapps_pidgin
Nếu bạn thích làm việc trên môi trường KDE hơn Gnome thì có lẽ bạn sẽ hài lòng hơn khi sử dụng Kopete với các tính năng tương tự Pidgin nhưng tương thích tốt cùng KDE.Azureus - Ứng dụng BitTorrent

Kiểu
chia sẻ tập tin ngang hàng (Peer-to-peer) giờ đây không chỉ dành cho
những kẻ vi phạm bản quyền mà ngay cả những nhà phân phối Linux cũng sử
dụng nó như một kênh truyền tải những tập tin ảnh .iso của hệ điều hành
mã mở này. Ứng dụng Bittorent dành cho máy khách có tên gọi Azureus cộng hưởng được cả sự giản đơn dành cho người mới bắt đầu và các tính năng cao cấp dành cho chuyên gia.Skype có thể chạy trên Linux nhưng vẫn còn một lựa chọn khác, Ekiga

Phiên bản Skype 1.4
dành cho Linux cũng có chức năng tương tự như bản trên Windows chỉ
thiếu hỗ trợ video. Mặc dù Skype là khá phổ biến nhưng bạn vẫn còn một
công cụ cho phép thoại qua internet cho bạn lựa chọn gọi là Ekiga.
Phần mềm này cũng dựa trên công nghệ SIP (Session Initation Protocol)
do vậy nó hoàn toàn có thể liên lạc được với các ứng dụng tương thích
SIP khác (bao gồm cả Windows Messenger)Ứng dụng đa phương tiện

Nghe nhạc, xem phim cùng Amarok và VLC

Các
hãng phân phối Linux kuôn kèm theo bộ sản phẩm của mình khá nhiều sự
lựa chọn về công cụ đa phương tiện nhưng công cụ gần giống với Windows
Media nhất chính là Amarok. Tương
tự như các sản phẩm khác, Amarok cũng cho phép bạn tạo thư viện nhạc,
chơi đĩa, tạo danh sách playlist, chép nhạc vào các thiết bị giải trí
cầm tay và nghe đải trực tuyến.Windows có gì, Linux có nấy (Phần 2) Ekiga_in_a_Call
Để
chuyển các bài hát trong đĩa CD vào thư viện Amarok bạn đơn giản chỉ
việc thực hiện động tác kéo thả từ Konquerer. Thậm chí Amarok còn liên
kết với một cửa hàng bán nhạc trực tuyến để thỏa mãn nhu cầu thưởng
thức những bản nhạc mới nhất của người dùng.Nhưng thật không may, Amarok không hỗ trợ xem video do vậy bạn cần đến một ứng viên miễn phí khác đó là VLC.
Đây có lẽ là ứng dụng cũng đã khá quen thuộc với những tính độ của
Windows với giao diện khá đơn giản nhưng lại chứa đựng khả năng trình
diễn hầu hết mọi định dạng hình ảnh và âm thanh.Cái gì Nero làm được thì K3B cũng làm được

K3B
thật sự là một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho Nero nó bao gồm các tin1h
năng thường thấy đối với một ứng dụng ghi đĩa như sao chép CD/DVD, định
dạng và xóa những đĩa CD/DVD rewrite, ghi đĩa từ tập tin ảnh ISO, tạo
đĩa tiếng CD/dữ liệu/phim DVD.Thay thế Windows Media Center bằng MythTV


lẽ đây là một trong những chương trình "nổi đình nổi đám" nhất trong
thế giới của các phần mềm cho phép xem và ghi lại chương trình TV hoạt
động trên nền Linux. MythTV
không những được nhiều người ca ngợi như một giải pháp hoàn chỉnh thu
video cá nhân (PVR - Personal Video Recording) mà còn rất mạnh ở khả
năng xử lí video dòng trực tiếp (streaming video). Tuy nhiên
việc cài đặt và cấu hình không dành cho những người mới bắt đầu vì lẽ
nó quá phức tạp. Mặc dù vậy, hiện nay trong phiên bản Mythbuntu thì MythTV đã được cài đặt sẵn. Các ứng dụng và tiện ích khác

GIMP thay cho Photoshop và Krita dành cho người mới

Chắc có lẽ không cần phải nói quá nhiều về GIMP vì đây là ứng viên quá nổi tiếng dành để thay thế cho Photoshop. Có chăng thông tin mà TTCN muốn chia sẻ với các bạn là GIMPshop
- một phiên bản của The GIMP với giao diện được chỉnh sửa làm cho khá
giống với Photoshop. Một trong những khó khăn khi sử dụng GIMP là tính
phức tạp của nó do vậy đòi hỏi cần có thời gian để làm quen. Windows có gì, Linux có nấy (Phần 2) 143396-linapps_amarok
Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu thì hãy thử sử dụng bộ sưu tập các công cụ chỉnh sửa ảnh của Krita.
Phần mềm này là một ứng dụng thuộc bộ KOffice với đặc điểm dễ sử dụng
và hỗ trợ các tính năng cao cấp như 16 bit màu, CMYK, định dạng ảnh
OpenEXR Thay Partition Magic bằng GParted

Di chuyển,
thay đổi kích thước, thêm và xóa phân vùng đĩa là những công việc gây
cho bạn nhiều phiền toái nhất bởi lẽ nếu không cẩn thận sẽ gây mất dữ
liệu. Trong khi Windows lại không cung cấp công cụ nào thực hiện các
chức năng như vậy nên người dùng buộc phải tậu các tiện ích đắt tiền
như Partition Magic. Ngược lại, các nhà phân phối Linux lại cung cấp
cho khách hàng một chương trình chỉnh sửa phân vùng miễn phí GParted. Phần mềm cho phép bạn hiển thị, tạo, hủy và thay đổi kích thước của phân vùng một cách trực quan thông qua giao diện đồ họa. (Theo PCWorld)
Về Đầu Trang Go down
http://giolao.glad.to
 
Windows có gì, Linux có nấy (Phần 2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Windows có gì, Linux có nấy (Phần 1)
» NEW!! Windows Vienna (Windows 7) HĐH mới nhất của Microsoft
» LinuxMint-4.0
» Redhat Linux 8.0
» Xandros Linux

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SCHOOL OF ROCK :: CLB Webmaster :: Kinh nghiệm máy tính-
Chuyển đến